Yên Tử- nơi thời gian ngưng đọng
20/02/2021Năm 2021 là một năm đặc biệt nhất trong lịch sử, dịch bệnh hoành hành đã làm lỡ dở biết bao kế hoạch du xuân, do dãn cách xã hội cấm tụ tập đông người. Yên Tử hàng năm là điểm du xuân hot nhất miền Bắc mỗi dịp Tết, thu hút hàng triệu lượt khách- nơi được biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng đất Phật linh thiêng tĩnh lặng, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hạ Long. Cùng du xuân Yên Tử qua chiếc điện thoại nhỏ, chờ ngày “ bão dịch tan” chúng ta lại lên đường khám phá nhé.
1. Khu di tích danh thắng Yên Tử ở đâu?
Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Yên Tử- ngọn núi cao hơn 1.068m so với mực nước biển nên đường lên đỉnh núi cũng không hề đơn giản, đòi hỏi người đi phải kiên trì bền bỉ, chuẩn bị một sức khỏe thật tốt và một tâm lý vững vàng.
Tổng chiều dài quãng đường để lên được đỉnh chùa Đồng là 6000m băng qua núi, rừng và muôn ngàn bậc thang. Ước tính thời gian dành cho những người muốn leo bộ chinh phục đỉnh thiêng là khoảng 5-6 tiếng.
Từ đây, bạn sẽ tiếp tục leo núi tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng nhiều lúc khiến bạn có cảm giác như đi trong mây, tuy nhiên khi trời quang mây tạnh từ đỉnh núi này bạn cũng có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của vùng Đông Bắc.
2. Đi Yên Tử vào mùa nào đẹp nhất?
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, với thời điểm dịch bệnh hiện nay nếu bạn muốn đi vãn cảnh thì không nên đi vào mùa lễ tết để tránh chen lấn xô đẩy do lượng người đông đúc và sẽ không có cơ hội khám khá hết các điểm ở đây. Do vậy, bạn có thể chọn du lịch Yên Tử vào thời gian nào cảm thấy thuận tiện cho mình là được.
3. Phương tiện di chuyển đến Yên Tử?
Có rất nhiều cách và phương tiện để di chuyển ra Yên Tử, vì đường đi lại khá dễ dàng và thuận tiện, tùy từng địa điểm bạn hãy chọn cho mình phương tiện và cách di chuyển phù hợp nhất:
- Di chuyển bằng xe khách: hầu như tất cả các xe đi tuyến Hà Nội- Hạ Long đều có qua Yên Tử. Các bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình sau đó bắt các xe như : Kumho Việt Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… theo kinh nghiệm đi Yên Tử trong ngày, thì bạn nên bắt xe đi từ Hà Nội lúc 4h sáng, vì thời gian ước tính vừa đi vừa dừng nghỉ hết khoảng 4 tiếng, ra tới Yên Tử là 8h sáng, bạn sẽ có trọn vẹn 1 ngày tham quan ở đây.
- Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng: hình thức di chuyển này dành cho những bạn ở gần, có thể chủ động đi theo lịch trình của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, bạn nên nắm rõ đường đi, hành trình của mình để tránh lạc đường khi đi cao tốc.
- Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương- Nguyễn Văn Cừ- TP Bắc Ninh sau đó di chuyển theo quốc lộ 18 sau đó bạn sẽ đến đền Trình và dừng chân nghỉ ngơi rồi di chuyển tiếp đến Yên Tử.
- Di chuyển theo hướng Hà Nội- Hải Phòng: theo quốc lộ 5, tới km14 QL5 khoảng 94km, tới Quán Toan. Sau đó đi thẳng và rẽ trái ở đoạn ngã 3 thứ 1, rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4 khoảng 6km sau đó tới chân cầu Kiền. Tiếp theo bạn đi dọc QL 10 đến đoạn rẽ tay trái đi khoảng 2km là đến đền Trình, Yên Tử.
4. Hành trình tham quan Yên Tử trong ngày?
Có thể lên núi Yên Tử bằng 2 cách:
Cáp treo: hiện tại hệ thống cáp treo hiện đại đã vượt quãng đường trên 1,2km lên đến độ cao hơn 450m chùa Hoa Yên. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử phù hợp thì đi cáp treo sẽ giúp bạn quan sát được toàn bộ cảnh đẹp núi rừng phía bên dưới chân với những cây tùng hàng trăm tuổi và một rừng cây xanh ngút ngàn.
Đường bộ: nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác leo lên từng bậc thang thì bạn có thể đi bộ quãng đường dài hơn 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi qua lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ với những tán rừng trúc, rừng thông.
Tuy nhiên để vượt qua được quãng đường này, bạn cần chuẩn bị sức khỏe, đảm bảo an toàn và nhớ mang theo đồ ăn, nước uống để dừng lại nghỉ trên đường đi.
5. Hành trình tham quan các địa danh Yên Tử?
Suối Giải Oan, chùa Giải Oan : nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần mỹ nữ đã vì mình mà chết.
Trước sân chùa là từng khóm hoa loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp lớn, nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, 2 bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa giải oan còn gọi là chùa Hạ- một trong 3 ngôi chùa chính trên núi Yên Tử ( chùa Trung là chùa Hoa Yên, chùa Thượng là chùa Đồng).
Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử có cấu trúc hình chữ “ đinh”.
- Những địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đến Hạ Long
- Khám phá vẻ đẹp hoang sơ đầy bí ẩn của hang Luồn
- Làng chài Vung Viêng- chốn bình yên giữa lòng vùng vịnh
- Khám phá nét hoang sơ của hang Thiên Cảnh Sơn
- Bạn đã thưởng thức hết các món ăn Hạ Long này chưa?
- Top 5 hang động đẹp nhất vịnh Hạ Long
- Thời tiết vịnh Hạ Long: Nên đi du lịch Hạ Long vào tháng mấy và mùa nào đẹp nhất
- Hang Đầu Gỗ - Khám phá "kỳ quan của các kỳ quan" trên vịnh Hạ Long
- Hòn Trống Mái - Khám phá biểu tượng của vịnh Hạ Long
- Động Thiên Cung – Khám phá động kì vĩ nhất vịnh Hạ Long
- Kinh nghiệm du lịch đảo Tuần Châu: giá vé, ăn chơi ở đâu?
- Khám phá hang Sửng Sốt – Hang động lớn nhất vịnh Hạ Long
- Đảo Titop - Khám phá đảo ngọc của vịnh Hạ Long
- Vịnh Bái Tử Long: Kinh nghiệm du lịch chi tiết năm 2024
- Vịnh Hạ Long: Địa điểm vui chơi, kinh nghiệm du lịch từ A-Z
- Vịnh Lan Hạ ở đâu? Kinh nghiệm du lịch vịnh Lan Hạ chi tiết năm 2020
- Top 5 quán cafe view đẹp ở Hạ Long
- Top 5 khách sạn gần biển đẹp, giá rẻ ở Hạ Long
- Kinh nghiệm chọn du thuyền Hạ Long cho gia đình có trẻ nhỏ A-Z
- Các quán ăn ngon ở Hạ Long bạn nhất định phải thử